Có rất nhiều sự kiện được tổ chức ngoài trời từ quy mô nhỏ như đám cưới đến quy mô hoành tráng như những sân khấu ca nhạc lớn. Tất cả các sự kiện trên đều diễn ra trong một không gian rộng lớn nên việc đảm bảo chất lượng âm thanh là điều không phải đơn giản. Nhờ có dàn âm thanh sân khấu ngoài trời mà công việc đó dễ dàng hơn. Vậy bạn có biết để setup cho một dàn âm thanh sân khấu ngoài trời cần lưu ý những gì không?
Đầu tiên, bạn cần phải biết một dàn âm thanh sân khấu ngoài trời cần có những thiết bị gì, sau đó nên lựa chọn thiết bị ra sao, cần lưu ý những gì khi lựa chọn thiết bị.
Thế giới âm thanh đã có bài viết giới thiệu qua về những thiết bị âm thanh sân khấu cơ bản cần có, trong khuôn khổ bài viết này xin phép điểm qua tên của từng thiết bị mà không đi sâu và chức năng của chúng. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin hãy tìm đọc bài viết: [Link]
Hệ thống loa trong dàn âm thanh sân khấu ngoài trời gồm có loa full, loa sub và loa monitor.
Công suất của cục đẩy cần tương ứng với công suất của loa và các thiết bị khác trong dàn âm thanh.
Bao gồm các thiết bị: Vang số, Equalizer, Crossover.
Cấu hình một dàn âm thanh sân khấu mẫu gồm:
- Loa toàn dải Behringer B1502 PRO EU
-Loa full ELX 200-12
- Bàn trộn analog Behringer Q1204USB-EU
- Cục đẩy công suất BTE KM 8900L
- Micro Karaoke VinaKTV USS 700 Plus
- Tủ âm thanh chuyên dụng
- Cáp âm thanh và cáp kết nối
Đặc điểm của sân khấu ngoài trời là nó diễn ra trong một không gian rộng và có lẫn tạp âm từ môi trường xung quanh như tiếng xe cộ tham gia giao thông, tiếng nhạc từ những cửa hàng xung quanh… Những yếu tố đó gây ảnh hưởng đến việc âm thanh có truyền đến tai người nghe được to, rõ ràng hay không. Chính vì thế, phải lựa chọn các thiết bị âm thanh sao cho đảm bảo chất lượng âm thanh đến tai người nghe dù ở bất kì vị trí nào cũng đều đảm bảo to, rõ ràng như nhau.
Diện tích không gian sẽ quyết định đến công suất loa, tuy nhiên do không gian ngoài trời rất rộng và khó xác định chính xác diện tích cụ thể nên việc lựa chọn loa cho bộ âm thanh sân khấu ngoài trời khó khăn hơn so với âm thanh sân khấu trong nhà.
Nên lựa chọn những dòng loa chuyên nghiệp dành cho âm thanh sân khấu với công suất lớn đến từ những thương hiệu nổi tiếng như Soundking, Electro-Voice, Behringer… Tùy vào diện tích không gian mà sẽ bố trí nhiều hay ít loa. Ví dụ: với diện tích 50m2 có thể chỉ cần 2 đôi loa công suất lớn là đủ, nhưng với diện tích 100m2 thì phải cần 4 cặp loa với công suất tương đương.
Cách bố trí loa cũng ảnh hưởng đến sự truyền tải âm thanh. Do không gian sân khấu ngoài trời là không gian mở, không có vật cản nên cường độ sóng âm tạo ra kém. Để khắc phục điều đó, ngoài việc sử dụng loa có công suất lớn cần lưu ý đến cách bố trí loa sao cho hợp lý và sử dụng thêm các thiết bị phụ trợ như xử lý tiếng vang…
Bên cạnh loa thì lựa chọn cục đẩy công suất cũng quan trọng không kém. Công suất của cục đẩy công suất phải lớn hơn công suất của dàn loa thì mới đạt được hiệu quả âm thanh. Nếu công suất cục đẩy yếu hơn loa sẽ khiến chất lượng âm thanh bị giảm sút, tiếng sẽ bị hụt hơi, không đủ to, rõ ràng. Chính vì thế nên chọn công suất lớn hơn công suất loa, nhưng không nên lớn hơn quá nhiều sẽ gây cháy loa. Lý tưởng nhất là nên chênh lệch trong khoảng 50 – 100W.
Mixer có thể xem như là trái tim của dàn âm thanh sân khấu, tất cả các thiết bị trong dàn âm thanh đều được nối đến mixer, các tín hiệu âm thanh đều phải qua mixer trước khi được đưa ra loa đến tai người nghe.
Tùy thuộc vào tính chất và nội dung của chương trình sẽ diễn ra mà lựa chọn mixer và những thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh sao cho phù hợp.
Ví dụ: nếu là chương trình ca nhạc với nhiều thể loại nhạc khác nhau thì mixer kĩ thuật số là lựa chọn hợp lý, có thể phối thêm Crossover giúp phân bổ các tín hiệu âm thanh đến đúng các loa.
Trong các dàn âm thanh sân khấu, đặc biệt là âm thanh sân khấu ngoài trời, hầu hết đều sử dụng micro không dây vì sự tiện lợi trong khi di chuyển. Nên chọn micro không dây có thể hoạt động tốt trong khoảng cách xa. Micro cần có độ nhạy cao để có thể bắt được đầy đủ trọn vẹn tiếng hát, không bị sót từ. Ngoài ra, micro cũng cần có khả năng chống hú, rít và lọc tiếng ồn cũng như tạp âm để đảm bảo thu được âm thanh có chất lượng tốt nhất.
Tùy vào nội dung của chương trình có thể chuẩn bị thêm tai nghe không dây đeo tai để các ca sĩ có thể thoải mái thể hiện vũ đạo.
Một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua cần lưu ý khi lắp đặt bộ âm thanh sân khấu ngoài trời chính là thời tiết. Nên có phương án che chắn, bảo vệ cho các thiết bị trong trường hợp có trời mưa bởi nếu trời mưa, độ ẩm cao sẽ khiến màng bass bị ẩm, dẫn đến âm thanh bị ì hoặc các thiết bị khác bị chập, cháy, gây nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản và một vài lưu ý khi lắp đặt dàn âm thanh sân khấu ngoài trời. Hi vọng bài viết này giúp ích được cho bạn trong việc setup một dàn âm thanh sân khấu ngoài trời.